Hướng đi đúng đắn của phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững
(phần 1)
Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta đang đi vào mức độ
thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ
thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá rừng canh tác
cà phê, hồ tiêu, điều… với mục đích khai thác, chạy theo năng suất và sản lượng.
Chính vì vậy, với sự canh tác trên đã làm cho đất đai ngày
càng thóai hóa, dinh
dưỡng bị mất cân đối, mất cân bằng hệ sinh thái trong đất,
hệ vi sinh vật trong đất
bị phá hủy, tồn dư các chất độc hại trong đất ngày càng cao,
nguồn bệnh tích lũy
trong đất càng nhiều dẫn đến phát sinh một số dịch hại không
dự báo trước.
Chính vì vậy, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ
với việc tăng
cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh
tác cây trồng đang
là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung.
Vai trò của chế phẩm sinh học, trong đó có vi sinh vật trong
sản xuất nông
nghiệp được thừa nhận có các ưu điểm sau đây:
- Không gâyảnh hưởng
tiêu cựcđến sức khỏe con người, vật
nuôi, cây
trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh
dưỡng …) trong môi
trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu đất,
không làm
chai đất, thóai hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu
của đất. - Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng, góp phần tăng năng suất và
chất lượng nông sản phẩm.
- Có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm thiểu bệnh
hại, tăng khả
năng đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng đến
môi trường như
các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững,
các phế thải
sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần làm
sạch môi trường.
Các chế phẩm sinh học ứng dụng cho cây trồng hiện nay cơ bản
được chia
làm 3 nhóm sản phẩm với các tính năng khác nhau:
- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu
bệnh hại cây
trồng.
- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ
sinh học,
phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng bón cho cây
trồng.
- Nhóm chế phẩm sinh học dùng cho cải tạođất, xử lý phế thải nông
nghiệp.
I- Nhóm chế phẩm sinh học ứng dụng cho phòng trừ sâu bệnh:
Đây là nhóm sản phẩm được ứng dụng khá rộng rãi và được ứng
dụng sớm
nhất trong lĩnh vực cây trồng. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT,
trong danh mục
các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, từ năm 2000 chỉ
có 2 sản phẩm trừ
sâu sinh học được công nhận cho đăng ký. Đến năm 2005 đã có
57 sản phẩm các
lọai, đến 6 tháng đầu năm 2007 có 193 sản phẩm được cấp giấy
phép đăng ký.
Nâng tổng số có 479 sản phẩm sinh học được phép lưu hành,
trong đó có 300 lọai
thuốc trừ sâu và 98 sản phẩm thuốc trừ bệnh. Các sản phẩm
nàyđã góp phần
không nhỏ vào công tác phòng trừ dịch hại , góp phần thay
thế và hạn chế dần nguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh
hưởng đến sức
khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.
* Một số sản phẩm tiêu biểu:
- Ngùôn gốc thảo mộc: Các sản phẩm chế biến từ cây Neem hiện
nay đã
được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực
vật. VINEEM 1500
EC – đây là sản phẩm của Công ty thuốc sát trùng Miền Nam, được chiết
xuất từ
nhân hạt Neem ( Azadirachta indica A. Juss ) có chứa họat
chất Azadirachtin, có
hiệu lực phòng trừ nhiều lọai sâu hại trên cây trồng như
lúa, rau màu, cây công
nghiệp, cây ăn trái, hoa kiểng. Lọai thuốc có nguồn gốc thảo
mộc này không tạo
nên tính kháng của dịch hại, không ảnh hưởng đến thiên địch
và không để lại dư
lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại
bằng cách gây sự ngán
ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn
cản sự đẻ trứng là giảm
khả năng sinh sản. Các sản phẩm thương mại tương tự từ cây
Neem còn có
Neemaza, Neemcide 3000 SP, Neem Cake.
- Họat chất Rotenoneđược chiết xuất từ hai giống cây họđậu là Derris
elliptica Benth và Derris trifoliata có thể sử dụng như một
lọai thuốc trừ sâu thảo
mộc có tác dụng diệt trừ sâu rầy trên lúa, ốc bươu vàng cũng
như các lọai cá dữ, cá
tạp trong ruộng nuôi tôm.
- Chế phẩm Đầu trâu Bihopper ( họat chất Rotenone )đóng vai trò diệt
tuyến trùng và chế phẩm Olicide ( Oligo – Sacarit ) đóng vai
trò tăng sức đề kháng
bệnh của cây trồng.
- Nguồn gốc vi sinh: Thuốc trừ sâu vi sinh BT ( Bacciluss
Thuringiensis
var. ) thuộc nhóm trừ sâu sinh học, có nguồn gốc vi khuẩn,
phổ diệt sâu rộng và
hữu hiệu đối với các lọai sâu như sâu cuốn lá, sâu tơ, sâu
xanh, sâu khoang, sâu ăn
tạp… Sâu khi ăn phải thuốc sẽ ngừng ăn sau vài giờ và chết
sau 1 – 3 ngày. Ở Việt
Nam,
chế phẩm Bt (Bacillus thuringiensis) đã được nghiên cứu từ năm 1971. Hơn 20 chế
phẩm Bt nhập khẩu và nội địa đã cho kết quả tốt trong phòng thí nghiệm và
ngoàiđồngđối với một số sâu hại chính trênđồng ruộng như sâu xanh bướm
trắng, sâu xám, sâu tơ, sâu hại bông, sâu đo. Các lọai sản
phẩm thương mại có trên
thị trường khá nhiều như Vi-BT 32000WP, 16000WP; BT Xentary
35WDG,
Firibiotox P dạng bột; Firibiotox C dạng dịch cô đặc ...
Khoa Nông nghiệp và sinh họcứng dụng ( Đại học Cần Thơ ) cũngđã
nghiên cứu và đưa ra 2 chế phẩm sinh học Biobac và Biosar có
khả năng phòng
trừ 2 bệnh thường gặp trên lúa là đốm vằn và cháy lá. Chế
phẩm Biobac được sản
xuất từ một chủng vi khuẩn có sẵn ở địa phương, có khả năng
tiêu diệt và ức chế
sự phát triển của sợi nấm gây bệnh đốm vằn. Còn chế phẩm
Biosar là sản phẩm
được chiết xuất từ một số loài thực vật, có khả năng kích
thích tính kháng bệnh
cháy lá lúa (đạo ôn) do nấm Pyricularia gây ra.
- Nguồn gốc nấm: Điều chế từ nấm có sản phẩm thuốc trừ sâu
sinh học
VIBAMEC với họat chất Abamectinđược phân lập từ quá trình lên men nấm
Steptomyces avermitilis. Diệt trừ được các lọai sâu như sâu
vẽ bùa, nhện, sâu tơ,
sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn; Ngòai ra cũng trong nhóm này
Vivadamy, Vanicide,
Vali… có họat chất là Validamycin A, được chiết xuất từ nấm
men Streptomyces
hygroscopius var. jingangiesis. Đây là nhóm thuốc trừ bệnh
có nguồn gốc kháng
sinh đặc trị các bệnh đốm vằn trên lúa, bệnh nấm hồng trên
cao su, bệnh chết rạp
cây con trên cà chua, khoai tây, thuốc lá, bông vải….
Các chế phẩm từ nhóm nấm còn có nấm đối kháng Trichoderma
vừa có tác
dụng đề kháng một số nấm bệnh gây hại trên bộ rễ cây trồng
như: bệnh vàng lá
chết nhanh, còn gọi là bệnh thối rễ do nấm Phytophthora
palmirova gây ra. Hay
bệnh vàng héo rũ hay còn gọi là bệnh héo chậm do một số nấm
bệnh gây ra:
Furasium solari, Pythium sp, Sclerotium rolfosii. - Hai chế
phẩm nấm trừ côn trùng Metarhizium anisopliae và Beauveria
bassiana là sản phẩm của đề tài do Viện Lúa đồng bằng sông
Cửu Long thực hiện:
xanh ( Helicoverpa armigera ), sâu khoang( Spodoptera litura) và sâu xanh da
láng ( Spodoptera exigua )..
+ Côn trùng hại cây ăn trái: tập trung là chất dẫn dụ ruồi
vàng đục trái (
Bactrocera dorsalis ). Sản phẩm tiêu biểu là Vizubon – D với
họat chất Methyl
Eugenol dẫn dụ đối với ruồi đực rất mạnh. Trong sản phẩm có
pha trộn thêm chất
diệt ruồi Naled. Đối với sâu đục vỏ trái cam quýt ( Prays
citri Milliire ) cũng đã
được sử dụng pheromone có hoạt chất Z(7)- Tetradecenal.
- Nguồn gốc tuyến trùng: Trong các giải pháp sinh học, tuyến
trùng EPN
(viết tắt tên tiếng Anh Entomopathogenic nematodes của nhóm
tuyến trùng ký sinh và gây bệnh cho côn trùng) được coi là tác nhân có nhiều
triển vọng bởi có
khả năng diệt sâu nhanh, phổ diệt sâu rộng rộng, an toàn cho
người, động vật và
không gây khả năng "kháng thuốc" ở sâu hại. Nhóm
các nhà khoa học ở Viện Sinh
thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ VN
đã điều tra, phân
lập nhóm tuyến trùng EPN - 2 giống Steinernema và
Heterorhabditis được coi là
Entomopathogenic nematodes (EPN),đưa vào sản xuất thuốc sinh học tuyến
trùng. Từđây,
nhómđã sản xuất thử nghiệm 6 chế phẩm
sinh học có tên từ
Biostar-1 đến Biostar-6, trong đó Biostar-3 và Biostar-5 được
sản xuất hàng trăm
lít để thử nghiệm rộng rãi trên đồng ruộng.
Tuy nhiên, nhìn chung hiện nay việc nghiên cứu ứng dụng chế
phẩm sinh
học trong phòng trừ sâu hại ở Việt Nam chủ yếu ở
trong phòng thí nghiệm và quy
mô sản xuất thử nên giá thànhcòn cao. Ví dụ như giá thành sản xuất số
lượng
EPN dùng cho 1 ha ở Việt Nam là 100 USD, trong khi đó ở Mỹ,
Nhật Bản, Đức,
Canadachỉ khoảng 50 USD. Khả năng bảo quản các thuốc BVTV có nguồn gốc
sinh học không cao nên dẫn tới khó khăn trong việc bảo quản,
lưu thông, phân